Những ngày qua thời tiết biến động bất thường làm cho số trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có xu hướng gia tăng, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt. Là một bệnh thường gặp, rất dễ tái phát, cần có những biện pháp chăm sóc cơ thể trẻ đúng cách khi thời tiết chuyển mùa để trẻ không nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nhiễm khuẩn đường hô hấp chia làm hai 2 loại: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên (gồm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, amiđan) và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới (gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản và viêm phổi)
Nguyên nhân
– Do nhiễm virus: virus hợp bào hô hấp, virus cúm, adenovirus
– Do vi khuẩn: vi khuẩn E.coli, phế cầu, liên cầu, tụ cầu
Các yếu tố nguy cơ làm trẻ dễ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
– Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
– Trẻ sinh ra nhẹ cân
– Trẻ mắc các bệnh sởi, suy dinh dưỡng, còi xương, tim bẩm sinh.
Môi trường: Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi, độ ẩm cao
– Vệ sinh môi trường ô nhiễm, nhà ở chật chội, ẩm thấp bụi bặm, khói bếp, khói thuốc lá
Triệu chứng nhận biết
– Trẻ sốt nhẹ đến cao, chảy nước mũi, hắt hơi, ngủ trẻ thường ngáy và thở bằng miệng
– Ho: Cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục
Cách xử trí và phòng tránh
– Tốt nhất khi trẻ có triệu chứng nên đưa trẻ đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời chăm sóc trẻ tốt để phòng tránh bệnh diễn biến nặng hơn cần thực hiện:
+ Làm thông đường hô hấp bằng cách đặt trẻ nằm phòng thoáng mát và giữ ấm cho trẻ
+ Dùng thuốc theo đơn điều trị bác sĩ
+ Rửa sạch mũi, họng trẻ bằng nước muối hàng ngày nhất là trước khi cho trẻ ăn
+ Cho trẻ bú mẹ, bú nhiều hơn bình thường
+ Cho trẻ ăn lỏng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ trong bữa ăn như thịt, trứng, sữa, đậu, rau xanh..
+ Cho trẻ uống thêm nước chín, nước hoa quả để tăng vitamin A, C, sắt.. và bù lại lượng nước mất đi do sốt và hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 39 độ C bằng thuốc hạ sốt
Trong quá trình chăm sóc trẻ mà trẻ vẫn: ho kéo dài, thở nhanh, khó thở, trẻ kém ăn uống mệt mỏi cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế.
Bộ phận Y tế – Trường Mầm non ABC.