PHÒNG CHỐNG TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ

Trong thời tiết giao mùa hiện nay là thời điểm thích hợp để các dịch bệnh phát triển. Bệnh tay chân miệng đang lây lan rất nhanh chóng, dẫn đến các biến chứng viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi,…. dẫn đến tử vong. Vậy chúng ta cần làm những gì để phòng chống dịch bệnh. Dưới đây là một số thông tin về bệnh tay chân miệng mà cha mẹ cần biết:
Bệnh tay chân miệng đang gia tăng do có sự biến đổi gen của vi rút EV71 từ B5 sang C4. Đây cũng là chủng gen vi rút gây nên dịch bệnh tay chân miệng nước ta năm 2011 với 70.000 người mắc và 150 người tử vong
*Nguyên nhân: Do các loại vi rút đường ruột gây ra. Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tác nhân gây bệnh Coxsackievirus(A16) và Enterovirus( EV71)
*Triệu chứng: Trẻ sốt , các mụn nước lở loét trong miệng, các mụn nước ở lòng bàn tay chân , mông và đầu gối tay chân…Chán ăn, mệt mỏi thường xuyên đau họng.

* Đường lây bệnh: qua tiếp xúc với người bệnh (dịch từ mụn nước). Qua không khí người bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi. Tiếp xúc đồ vật đồ chơi mà trẻ đã cầm vào. Qua phân của người bệnh. Thời gian lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần.
* Cách phòng bệnh:
– Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng
– Rửa sạch các vật dụng bẩn; đồ chơi, nhà vệ sinh, bộ bát ăn của bé…
– Cho trẻ nghỉ học ở nhà cho đến khi hết bệnh.
– Luôn lau chùi nhà cửa, trường học sạch sẽ.
– Hạn chế cho trẻ đưa tay lên miệng lên mặt.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng , tăng cường vitamin c đặc biệt nước cam, uống ceelin, bổ sung kẽm…
– Trẻ có biểu hiện trở nặng như giật mình, đi đứng loạng choạng, yếu ớt…phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
– Theo dõi chặt chẽ bệnh và chăm sóc y tế kịp thời để tránh biến chứng viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim , phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
– Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh và thuốc đặc trị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *