LỊCH TIÊM CHỦNG CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO

– Rất nhiều loại vắc xin trẻ cần tiêm trước khi 1 tuổi
+Theo lịch tiêm chủng nêu trên, từ lúc mới sinh cho đến khi trước sinh nhật 1 tuổi, trẻ em cần trải qua một đợt tiêm phòng phải nói là lớn nhất trong đời. Bởi hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa đủ mạnh, đặc biệt là trường hợp trẻ không được bú mẹ và trẻ trên 6 tháng tuổi nguồn miễn dịch từ mẹ không còn/ còn rất ít, nên trẻ cần được tiêm nhiều loại vắc xin sớm nhất có thể.
+Giai đoạn trẻ từ 1-5 tuổi, đa số các vắc xin được tiêm/ uống là các mũi nhắc. Một số loại vắc xin chỉ dành cho trẻ ở vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh.
– Trường hợp nhỡ lịch tiêm chủng
Một thực tế là, rất nhiều trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ vì cha mẹ quên lịch tiêm chủng của con hoặc trẻ bị bệnh, sốt trong ngày hẹn tiêm chủng theo lịch. Hệ quả là không ít trường hợp bé tiêm muộn, tiêm không đủ mũi vắc xin dẫn đến tình trạng vẫn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
Với tiện ích nhắc lịch tiêm, cha mẹ hoàn toàn yên tâm con mình sẽ không bị nhỡ bất kỳ mũi tiêm nào khi đến Trung tâm tiêm chủng dành cho trẻ em và người lớn (Trong ảnh: trẻ được cha mẹ cho đi tiêm tại TTYT)
Theo khuyến cáo, khi phát hiện bé đã bị nhỡ lịch tiêm phòng, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục. Tùy theo loại bệnh truyền nhiễm, cán bộ y tế có thể sẽ khuyên phụ huynh vẫn cho trẻ tiêm bù mũi tiêm bị nhỡ.
Trẻ cũng cần tiêm nhiều loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng, cụ thể là:
• Vắc xin phòng thủy đậu
• Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
• Vắc xin phòng viêm gan A, A+B
• Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
• Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định tuýp.
• Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus
• Vắc xin phòng cúm
• Vắc xin phòng dại
• Vắc xin phòng thương hàn
• Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên)
Tuy nhiên, không phải bệnh viện hay trung tâm tiêm chủng nào cũng có đủ loại vắc xin kể trên cũng như lúc nào cũng có đủ số liều vắc xin (tính trên mỗi bệnh). Vào những đợt cao điểm của dịch bệnh, tình trạng thiếu/ hết vắc xin vẫn thường xuyên xảy ra.
Để tránh mất công, mất thời gian đưa con đi tiêm mà hết vắc xin, cha mẹ cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng xem còn vắc xin hay không trước khi đưa trẻ đến tiêm. Cách tốt nhất là đăng ký giữ vắc xin cho con, đặc biệt với những loại vắc xin thường xuyên rơi vào tình trạng khan hiếm như Pentaxim, viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu… Hiện có rất ít cơ sở tiêm chủng có dịch vụ đặt giữ vắc xin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *