Kế hoạch phòng chống bạo lực học đường năm học 2019-2020

KẾ HOẠCH

Triển khai các giải pháp tăng cường

phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em

trong trường mầm non năm học 2019-2020

Căn cứ nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ về quy định về môi trường giáo dục an toan, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;

Căn cứ công văn số: 35/SGDĐT-CTrTT ngày 04/01/2019 của Sở GDĐT về việc tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực, xâm hại trẻ em;

Căn cứ hướng dẫn số: 09/HD-PGDĐT ngày 07/01/2019 của Phòng GDĐT về việc tiếp tục tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực, xâm hại trẻ em;

Căn cứ hướng dẫn số: 21/HD-PGDĐT ngày 24/01/2019 của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường;

Trường mầm non Bình Minh xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ emtrong trường mầm non năm học 2019-2020 cụ thểnhư sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG.

1. Thực trạng.

– Bạo lực học đường, xâm hại trẻ em hiện nay đang là vấn đề nóng đã trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở của toàn xã hội; với mức độ, tần suất ngày càng gia tăng đến mức báo động gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường học tập, sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của giới trẻ, nhất là đối với những em ở độ tuổi vị thành niên.

– Trong năm học 2019-2020, qua theo dõi trên nhiều kênh thông tin và dư luận xã hội thì bạo lực học đường vẫn còn khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh. Bạo lực học đường ngày càng có xu hướng phức tạp hơn, bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực giữa học sinh, với học sinh và bạo lực từ phía giáo viên đối với học sinh…

2. Nguyên nhân

Có thể có nhiều nguyên nhân song chủ yếu tập chung vào 3 nhóm nguyên nhân chính:

– Nguyên nhân từ giáo dục gia đình.

– Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường.

– Nguyên nhân từ xã hội (Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội và truyền thông).

Trong đó nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường và gia đình được đặc biệt quan tâm.

II. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích

– Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng bạo lực học đường và những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống của nhà giáo và học sinh;

– Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra;

– Tích cực góp phần đảm bảo tốt an ninh trật tự trong nhà trường cũng như tại địa phương;

– Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.

2. Yêu cầu:

Công tác “Phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em và” phải được tuyên truyền, giáo dục và tổ chức triển khai sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh (PHHS). Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học và cũng là căn cứ để đánh giá thi đua đối với các đoàn thể, các tổ, nhóm và các cá nhân cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng trong nhà trường.

Tham mưu với Cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với Ban công an xã và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên và học sinh trên địa bàn Thuận Phước.

III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.

1. Công tác chỉ đạo

– Nhà trường đã triển khai tới toàn thể CB, GV, NV Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; nghị định 80/2017/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và công văn 35/SGDĐT-CTrTT ngày 04/01/2019 của Sở GDĐT về việc tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực, xâm hại trẻ em; công văn hướng dẫn số: 09/HD-PGDĐT ngày 07/01/2019 của Phòng GDĐT về việc tiếp tục tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực, xâm hại trẻ em; công văn hướng dẫn số: 21/HD-PGDĐT ngày 24/01/2019 của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường đến toàn thể CBGVNV trong trường.

2. Đối với công tác quản lý:

          – Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai các văn bản chỉ đạo của các  cấp tới toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường để thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục toàn diện cho học sinh.

  – Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”…

2. Các nội dung triển khai trong nhà trường.

a) Tiếp tục triển khai quán triệt đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo của Ngành về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và quản lý học sinh. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung, thời gian thực hiện, người thực hiện, hình thức tổ chức thực hiện và Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt kế hoạch, đôn đốc theo dõi kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

+ Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học được phổ biến tới 100% CB, GV, NV theo công văn số 6073/KH-UBND ngày 09/09/2019 của UBND quận Hải Châu về kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phong trào “cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

b) Xây dựng kế hoạch nội dung thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”. Cụ thể trong năm học 2019- 2020 tập trung vào các nội dung sau:

+ Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt; thường xuyên treo khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường.

+ Quy định việc tổ chức cho học sinh  mẫu giáo lớn trực tiếp lao động tự phục vụ, vệ sinh nhóm lớp, lao động ngoài trời.

+ Xây dựng các nội dung hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho CBGV, NV, học sinh dưới nhiều hình thức.

+ Tổ chức ký cam kết giữa GVCN, cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo lực học đường”

+ Quán triệt trong CB, GV, NV việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh.

c) Tăng cường công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với GV,NV trong nhà trường; tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời; khi phát hiện biểu hiện tâm lý và các dấu hiệu bạo lực học đường, cần phối hợp kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp giải quyết.

d) Nhà trường căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 của Bộ Công an – Bộ Giáo dục và Đào tạo; các công văn, Chỉ thị của cấp trên về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học, để xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban Công an xã về công tác an ninh trật tự, phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội tại địa phương.

đ) Tổ chức cho CB,GV,NV trong trường ký cam kết về việc “Nói không với hành vi bạo lực học đường” kèm theo các quy định xử lý cụ thể. 

e) Quán triệt trong giáo viên, cán bộ, nhân viên việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo lực, bạo hành học sinh, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh trong nhà trường.

3. Các giải pháp phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em và tệ nạn XH trong trường học.

a) Giáo dục đạo đức nhà giáo cho đội ngũ CB, GV, NV thông qua thực hiện các nội qui, qui định trong nhà trường

– Tăng cường việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, thực hiện sống và làm việc theo pháp luật.

– Tổ chức cho đội ngũ GV, NV trong trường được học tập, thảo luận, ký cam kết về nội quy, quy định của nhà trường về quyền và nhiệm vụ của nhà giáo thông qua các buổi họp đầu năm của nhà trường, không vi phạm đạo đức nhà giáo, bảo vệ quyền và lợi ích cho trẻ khi đến trường.

+ Nghiêm cấm CB,GV,NV trong trường không được tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và các loại hung khí có khả năng gây sát thương cao.

+ Nghiêm cấm việc tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi nguy hiểm, kích động bạo lực.

+ Nghiêm cấm tham gia đánh bài bạc, cá độ và các tệ nạn xã hội trong khu vực nhà trường…

– Phối hợp với PHHS: Thông qua hội nghị PHHS đầu năm, nhà trường phổ biến và triển khai tới toàn thể PHHS những nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến học sinh.

– Lập hồ sơ theo dõi đối với những giáo viên, nhân viên trong trường thường xuyên vi phạm nội quy để kịp thời chấn chỉnh các cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, và vi phạm kỷ luật.

– Phối hợp với chính quyền địa phương: Phối hợp với Ban Công an Địa phương, để tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các nội dung liên quan tới việc vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật trong nhà trường.

– Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tại địa phương, để cùng phối hợp giáo dục và có sự răn đe khi cần thiết.

b) Giáo dục đạo đức thông qua rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

– Tăng cường hoạt động ngoại khóa về giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua hoạt động GDNGLL cụ thể là:

+ Các em cần được rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói gây mất lòng bạn bè.

+ Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý, đạt tới giá trị nhân văn cao nhất.

+ Rèn luyện kĩ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén, biết sống bao dung độ lượng với mọi người. 

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động VHVN- TDTT để tạo sân chơi lành mạnh, tạo dựng môi trường học tập gần gũi, thân thiện. Thông qua đó để giáo dục lòng nhân ái, trang bị các kỹ năng sống cần thiết, kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống trong học tập, sinh hoạt hàng ngày. 

c) Phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên và vai trò các đoàn thể

– GV các lớp cần nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng phụ huynh học sinh để có thể chia sẻ những khó khăn với những gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, để an ủi và động viên các gia đình cho các cháu đi học .

– GVCN từng lớp cần phối hợp với nhau để được gần gũi, động viên về tinh thần, chia sẻ khó khăn với phụ huynh của các em học sinh. Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, GV cần phải đi sâu tìm hiểu gia cảnh của từng cháu để biết được hoàn cảnh, tâm lý củ từng PH, xóa được mặc cảm.

– BGH cần quan tâm đến việc quản lý học sinh: Nhắc nhở phụ huynh, thường xuyên thông báo tình hình học tập và sức khỏe của học sinh tới PHHS.

– Tổ chức Công đoàn: Phối hợp với chính quyền tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, học sinh. Tăng cường các hình thức thi đua khen thưởng để tuyên dương , khen thưởng những gương người tốt việc tốt. Qua đó mới giáo dục được học sinh.

– Thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động:

+ Thực hiện có hiệu qủa cuộc vận động và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động: “Mỗi Thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động “Hai không với 4 nội dung”  trong nhà trường.

+ Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, công bằng, văn minh. Giáo viên phải  hiểu được tâm sinh lí của từng PH và học sinh, biết kìm chế, tuyệt đối không được dùng bạo lực, ngôn ngữ  xúc phạm đối với học sinh, ngay cả với những học sinh vi  phạm kỉ luật. Các thầy, các cô phải luôn là tấm gương sáng để học sinh  tin tưởng, học tập noi theo.

+ Nhà giáo không được dùng bạo lực, nhưng cũng không được phép bất lực trước học sinh cá biệt. Không nên có thành kiến với học sinh, sử dụng biện pháp kỷ luật quá nghiêm khắc đối với học sinh, mà hãy giáo dục học sinh bằng tình thương để cảm hóa và giúp các em thích đến trường để học tập.

d)  Khen thưởng – Kỉ luật

– Gắn các nội dung phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em và tệ nạn xã hội với các tiêu chí bình xét thi đua của cán bộ, giáo viên.

          – Làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài, nêu gương tốt có phần thưởng xứng đáng để học sinh phấn đấu, đặc biệt là những tấm gương học sinh vượt khó học giỏi qua trong năm học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Nhà trường xây dựng các văn bản, kế hoạch thực hiện, tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh, phát hiện ngăn chăn kịp thời hiện tượng bạo lực học đường; Tăng cường công tác tham mưu với Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương; phối hợp với các ban ngành đoàn thể các lực lượng xã hội để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.

– Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn bạo lực học đường và tệ nạn xã hội tại nhà trường.

– Hướng dẫn, giáo viên XD kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục nội dung phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội phù hợp trong các hoạt động của trẻ

– Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của phòng GDĐT; xây dựng kế hoạch, đề ra những giải pháp tập trung thực hiện tốt các nội dung nêu trên.

– Tăng cường trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường trong công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn bạo lực trường học tại đơn vị mình.

– Báo cáo nhanh những vụ việc nghiêm trọng có tính chất phức tạp ảnh hưởng tới an ninh trật tự trường học về PGDĐT.

Trên đây là kế hoạch về việc triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống bạo lực học đường năm học 2019-2020 của trường mầm non Bình Minh./.

Nơi nhận – Phòng giáo dục: (để bc);                                                                                          – CB chuyên môn; – Các tổ;                                                                           – Các lớp; – Lưu: VP.                                       HIỆU TRƯỞNG                                                                                                               

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *